Với tình hình giá than đá hôm nay quay đầu giảm nhờ nguồn cung dồi dào thì chi phí sản xuất gạch, ngói, xi măng có thể giảm xuống trong thời gian sắp tới.
Ảnh hưởng giá than đến giá xi măng
Cụ thể, giá than thế giới cuối tháng 10 được điều chỉnh giảm còn 350 USD/tấn khi Trung Quốc tuyên bố tăng thêm 300 triệu tấn sản lượng than hàng năm. Từ đó giúp giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung than đá trên thị trường toàn cầu.
Đối với ngành xi măng, than là nhiên liệu chiếm tới 40 – 45% giá sản xuất clinker. Đồng thời chiếm 60% chi phí nguyên liệu đầu vào xi măng. Do đó, khi mức giá than thấp hơn so với tháng 10 thì chi phí sản xuất gạch, giá ngói lợp nhà, xi măng có thể được giảm bớt.
Trước đó, áp lực giá than tăng cao từ đầu năm đến nay đã khiến các thương hiệu xi măng trong nước 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng giá 1 tấn xi măng cả 3 lần từ 220.000 – 270.000 đồng/tấn tùy thương hiệu.

Ảnh hưởng giá than đến giá sắt thép
Tương tự đó, giá sắt thép xây dựng cũng giảm xuống còn 485 USD/tấn cuối tháng 10 – giảm khoảng 22,8% so với thời điểm đầu năm 2022.
Giá thép xây dựng trong nước trung bình cũng giảm xuống khoảng 14 triệu đồng/tấn – thấp hơn 10,1% so với đầu năm.
Xu hướng giảm của giá sắt thép xây dựng trong nước kéo dài khi các hoạt động xây dựng có xu hướng chững lại vào những ngày tháng cuối năm. Khiến các công ty sản xuất thép như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina,… thua lỗ trong quý III/2022.
Các nhà sản xuất thép có thể tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới do thị trường bất động sản suy yếu và room tín dụng thắt chặt với lãi suất tăng.
Đồng thời tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp cũng là rào cản cho việc phục hồi khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng.
Triển vọng dài hạn đối với vật liệu xây dựng vẫn còn mờ mịt do Trung Quốc vẫn còn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng trong ngành bất động sản. Dù Chính phủ nước này đã đưa ra gói tín dụng hỗ trợ nhưng hoạt động xây dựng vẫn ở mức thấp.
>>> XEM THÊM: Tình hình thị trường xi măng – Kỳ vọng những tháng cuối năm