Categories
Tin xây dựng

Giá gạch ngói, giá xi măng có thể giảm trong thời gian tới

Với tình hình giá than đá hôm nay quay đầu giảm nhờ nguồn cung dồi dào thì chi phí sản xuất gạch, ngói, xi măng có thể giảm xuống trong thời gian sắp tới.

Ảnh hưởng giá than đến giá xi măng

Cụ thể, giá than thế giới cuối tháng 10 được điều chỉnh giảm còn 350 USD/tấn khi Trung Quốc tuyên bố tăng thêm 300 triệu tấn sản lượng than hàng năm. Từ đó giúp giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung than đá trên thị trường toàn cầu.

Đối với ngành xi măng, than là nhiên liệu chiếm tới 40 – 45% giá sản xuất clinker. Đồng thời chiếm 60% chi phí nguyên liệu đầu vào xi măng. Do đó, khi mức giá than thấp hơn so với tháng 10 thì chi phí sản xuất gạch, giá ngói lợp nhà, xi măng có thể được giảm bớt.

Trước đó, áp lực giá than tăng cao từ đầu năm đến nay đã khiến các thương hiệu xi măng trong nước 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng giá 1 tấn xi măng cả 3 lần từ 220.000 – 270.000 đồng/tấn tùy thương hiệu.

Giá gạch ngói, giá xi măng

Ảnh hưởng giá than đến giá sắt thép

Tương tự đó, giá sắt thép xây dựng cũng giảm xuống còn 485 USD/tấn cuối tháng 10 – giảm khoảng 22,8% so với thời điểm đầu năm 2022.

Giá thép xây dựng trong nước trung bình cũng giảm xuống khoảng 14 triệu đồng/tấn – thấp hơn 10,1% so với đầu năm.

Xu hướng giảm của giá sắt thép xây dựng trong nước kéo dài khi các hoạt động xây dựng có xu hướng chững lại vào những ngày tháng cuối năm. Khiến các công ty sản xuất thép như Hòa Phát, Hoa Sen, Pomina,… thua lỗ trong quý III/2022.

Các nhà sản xuất thép có thể tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới do thị trường bất động sản suy yếu và room tín dụng thắt chặt với lãi suất tăng.

Đồng thời tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp cũng là rào cản cho việc phục hồi khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng.

Triển vọng dài hạn đối với vật liệu xây dựng vẫn còn mờ mịt do Trung Quốc vẫn còn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng trong ngành bất động sản. Dù Chính phủ nước này đã đưa ra gói tín dụng hỗ trợ nhưng hoạt động xây dựng vẫn ở mức thấp.

>>> XEM THÊM: Tình hình thị trường xi măng – Kỳ vọng những tháng cuối năm

Categories
Di sản Việt

Hương án Chùa Keo được công nhận là Bảo vật Quốc gia

Ngày 15.10.20022 vừa qua, nhằm ngày 10.9 lịch âm, tại Chùa Keo – Khu di tích lịch sử Quốc gia tại huyện Thái Bình đã diễn ra lễ hội chùa Keo hằng năm. Nhân dịp này, Hương Án Chùa Keo đã chính thức được công nhận là bảo vật Quốc Gia.

Hương án tại Chùa Keo có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn đôi với lịch sử Việt Nam. Hương án hay còn gọi là nhang án, bàn thờ để các vật dụng thờ cúng để bày tỏ lòng thành kính của con người đến thần linh, tổ tiên.

Hương án Chùa Keo được đặt tại tòa ống muống ở vị trí trang trọng, có chiều dài 227 cm, rộng 156 cm, cao 153 cm. Trên hương án được chạm khắc thủ công tinh xảo hơn 1000 hình tượng họa tiết hình rồng, hoa sen, hoa cúc, hoa dây, lá, trúc, linh thú, mây lửa, ngọc báu…  Thiết kế họa tiết trên hương án có bố cục chặt chẽ và tay nghề thực hiện tinh tế đặc trưng thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII.

Các lễ hội hằng năm tại chùa Keo gồm 2 lễ chính là lễ hội mùa Xuân dịp Tết Nguyên Đán và lễ hội mùa Thu vào tháng 9 âm lịch. Cho đến nay, chùa Keo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Và năm 2017, lễ hội chùa Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Categories
Tin xây dựng

Phong thủy cổng nhà: hướng cổng, thiết kế hút tài lộc

Ngoài yếu tố thẩm mỹ thì thiết kế cổng nhà, trụ cổng đẹp còn tác động lớn đến phong thủy cả ngôi nhà. Đây được xem là nơi dẫn khí vào nhà, đón tài lộc và bảo vệ nhà khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài.

Cùng tìm hiểu một số thông tin phong thủy cổng nhà quan trọng và cách làm cổng nhà theo tuổi, nhằm đem lại tài lộc và thịnh vượng cho gia đình.

Xác định hướng cổng nhà theo phong thủy

phong thủy cổng nhà đẹp

Cổng được xem là mốc phân chia không gian bên trong và bên ngoài nhà, việc làm cổng nhà đẹp, phong thủy sẽ đem lại may mắn cho gia chủ.

Dù vậy, không phải muốn đặt hướng cổng ở đâu cũng được, mà phải tuân thủ theo một số nguyên tắc mới mang lại tài lộc và hạn chế được luồng khí xấu.

Chọn hướng cổng theo ngũ hành

Theo thuyết ngũ hành, cách đặt hướng cổng hợp phong thuỷ sẽ tùy thuộc vào mệnh của gia chủ để mang đến tài lộc, thịnh vượng. Đồng thời tránh những hướng không tốt.

Căn cứ vào ngũ hành, bạn có thể chọn hướng cổng nhà như sau:

Gia chủ mệnh Kim: Đặt hướng cổng chính về hướng Bắc và Tây Nam. Bởi 2 hướng này thuộc hành Thổ tương sinh với Kim. Đồng thời tránh đặt cổng nhà hướng Nam vì thuộc hành Hỏa mà Hỏa khắc với Kim không tốt cho gia chủ.

Gia chủ mệnh Mộc: Chọn hướng cổng nhà là hướng Bắc vì hướng này tương sinh với Mộc. Và không nên mở cổng về hướng Tây và Tây Bắc, sẽ không tốt cho gia đình.

Gia chủ mệnh Thủy: Hợp với cổng nhà hướng Tây và Tây Bắc vì các hướng này thuộc hành Kim – tương sinh với Thủy. Và không nên làm cổng nhà hướng Đông Bắc, Tây Nam vì chúng thuộc hành Thổ, mà Thổ khắc Thủy.

Gia chủ mệnh Hỏa: Nên đặt cổng nhà hướng Đông và Đông Nam, vì đây là 2 hướng Mộc tương sinh với Hỏa. Đồng thời kiêng mở cổng hướng Bắc do thuộc hành Thủy, không sinh lợi và không tốt cho gia chủ.

Gia chủ mệnh Thổ: Nên đặt cổng hướng Nam vì thuộc hành Hỏa nên tương sinh với Thổ mang đến điều tốt đẹp cho gia chủ. Không nên mở cổng nhà hướng Đông, Đông Nam do 2 hướng này thuộc hành Mộc, không phù hợp với gia chủ mệnh Thổ.

Chọn hướng cổng dựa vào phong thủy bát trạch

Bát trạch – còn gọi là bát quái, chỉ 8 phương vị của ngôi nhà.

Theo phong thủy cổng nhà bát trạch thì mở cổng để đón dòng nước bởi nước xem như tài vận đến. Khi mở cổng nên quan sát xung quanh xem có dòng nước nào không (sông, rạch, kênh hay mương,…). Nếu thuận hướng thì nên dựng cổng hướng đó.

Theo quan điểm xưa, có 4 linh vật tượng trưng với 4 hướng:

  • Hướng Nam có linh vật là Chu Tước
  • Hướng Bắc có linh vật là Huyền Vũ
  • Hướng Đông có linh vật là Thanh Long
  • Hướng Tây có linh vật là Bạch Hổ

Việc xác định hướng cổng nhà tuân theo quy luật sau: trước là Chu Tước, sau là Huyền Vũ, phải là Bạch Hổ, trái là Thanh Long. Khi chọn phong thủy cổng nhà, gia chủ có thể chọn 1 trong 4 hướng chính này.

Chọn thiết kế phong thủy cổng nhà đẹp

phong thủy cổng nhà đẹp

Để có thiết kế cổng nhà phong thủy thì cổng và cửa chính nên thẳng hàng, đồng thời màu sắc và hình dáng cổng cũng rất quan trọng. Mỗi gia chủ sẽ có cách chọn màu cổng theo mệnh của mình. Cụ thể:

Gia chủ mệnh Kim hợp với cổng màu bạc và ghi trắng; nên chọn những chiếc cổng thiết kế cong tròn bằng kim loại kết hợp với tường rào bằng gạch đá.

Gia chủ mệnh Mộc nên sơn cổng màu xanh lá, làm bằng gỗ hoặc sắt, nên dùng họa tiết hoa lá và kết hợp các thanh song song.

Gia chủ mệnh Thủy nên sơn cổng màu xanh biển hoặc màu đen; nên làm bằng gỗ hay kim loại kết hợp với đường hoa văn chạm trổ mềm mại.

Gia chủ mệnh Hỏa nên sơn cổng màu đỏ hoặc màu nâu; nên thiết kế có nhiều nét hoa văn và bên trên là mái ngói nhọn.

Gia chủ mệnh Thổ hợp với thiết kế cổng hình vuông, sơn màu nâu hoặc màu vàng hợp phong thủy.

Dù vậy, phong thủy cổng nhà khi thiết kế cũng cần dựa vào truyền thống, đặc điểm thời tiết, địa hình tại địa phương bạn sinh sống. Cổng nhà đẹp nhưng cũng phải đảm bảo tính hài hòa, vững chắc và an ninh cho ngôi nhà.

Categories
Tin xây dựng

Nét văn hóa trong không gian nhà ở của người Hoa ở Sài Gòn

Những ngôi nhà truyền thống của người Hoa ở Sài Gòn Gia Định sẽ là nét đẹp văn hóa của thành phố này. Người Hoa với tập quán sinh sống trong ngôi nhà của chính mình dù đã cũ nát nhưng lại rất tốt về mặt phong thủy và tinh thần văn hóa của họ.

Nhà ở là văn hóa của người tùy địa phương, dân tộc khác nhau. Như nhà mái Thái thường xuất hiện ở miền Tây có một số đặc điểm như văn hóa Thái Lan, nhà mái Nhật làm theo kiểu văn hóa mái Ngói Nhật Bản. Nhà của người Trung Hoa cũng mang những dấu ấn rất riêng biệt.

Kết cấu nhà ở của người Hoa ở Sài Gòn

Dù người Hoa sau nhiều thế kỷ đã có sự thích ứng với văn hóa Việt bản địa nhưng họ vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống rất riêng biệt. Đặc biệt là trong nếp nhà và rất dễ phân biệt với nhà người Việt.

Nhà cửa của người Hoa ở quận 5 thường có mái ngói màu đỏ, dán các dòng chữ Hán ý nghĩa hoặc treo đèn lồng bên ngoài nhà cửa.

Bàn thờ là nơi linh thiêng thường đặt ở vị trí trang trọng trong nhà. Họ thờ các vị ông Địa, Ông Táo, ông Thần Tài và gia tiên ở vị trí trung tâm nhà.

Nhà thường kết hợp kinh doanh nên họ chọn vị trí đông dân cư. Phần trước nhà để buôn bán, phần sau và bên trên để sinh hoạt gia đình.

Thường là nhà phố 2-3 tầng, có độ hẹp ngang 4-8m, sâu dài 10-40m

Không gian thờ cúng theo Nho Giáo, khá tương đồng với người Việt. Nhưng đôi với người Hoa Phúc Kiến trang thờ ông bà nhỏ hơn các trang thờ thần linh và được đặt thấp hơn ở một bên.

Nhà truyền thống của người Hoa thường có ba hoặc năm gian. Gian ở giữa dùng cho việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt…

Nhà ở nông thôn thì càng giữ nhiều nếp truyền thống hơn, bàn thờ đặt đúng phong thủy.. Nhà thành thị thì biến đổi hiện đại, vừa tôn nghiêm vừa phục vụ nhu cầu sống và kinh doanh.

Phòng khách là nơi sinh hoạt gia đình, đón tiếp khách nên gần cửa ra vào, nhiều ánh sáng thuận lợi cho cảm giác tốt đẹp của mọi người.

Phòng ngủ là nơi thể hiện quyền lực và nạp lại năng lượng, thường bố trí ở nhà sau để yên tĩnh an dưỡng.

Nhà bếp theo truyền thống Trung Hoa thuộc về nữ nhân, thường xây dựng lấy theo tuổi của người vợ và thuận tiện cho các phụ nữ hơn.

Categories
Di sản Việt

Phong cách Indochine trong dinh thự Hoàng A Tưởng

Điều gì đến với tâm trí khi bạn nghĩ về Việt Nam? Cực gạo, mũ hình nón, và chiến tranh, phải không? Trong khi tất cả những hình ảnh đó là chính xác, có rất nhiều điều cho đất nước Đông Nam Á này. Một trong những khía cạnh thú vị nhất của Việt Nam là văn hóa của nó. Từ các thành phố nhộn nhịp đến các làng nông thôn, văn hóa Việt Nam thay đổi mạnh mẽ từ nơi này sang nơi khác.

Nhưng có một điều gắn liền với tất cả Việt Nam với nhau: thức ăn. Ẩm thực Việt Nam được cho là một trong những món ngon nhất trên thế giới. Và nếu bạn muốn trải nghiệm nó như một người địa phương, bạn cần đến một ngôi nhà bên trong.

Một ngôi nhà kiến trúc Indochine là một phong cách nhà cửa truyền thống của Việt Nam phục vụ sự pha trộn của văn hóa Đông Dương – Việt Nam và Pháp. Cái tên này xuất phát từ thuật ngữ “Đông Dương” của Pháp, trong đó đề cập đến tất cả Đông Nam Á.

Phong cách Indochine tượng trưng sự lãng mạn Pháp

Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp, có một dIndochine số Việt Nam đáng kể ở Đông Dương Pháp (bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia). Bởi vì điều này, rất nhiều người Việt Nam đã tiếp xúc với văn hóa Pháp. Vì vậy, không có gì lạ khi các món ăn Pháp ở Việt Nam rất tốt.

Thực phẩm Pháp ở Việt Nam đã cải thiện rất nhiều trong vài thập kỷ qua. Đó không chỉ là về các thành phần lạ mắt, mặc dù bạn có những thành phần tốt nhất của Pháp ở Việt Nam.

Kiến trúc sư Pháp

Vì ảnh hưởng của Pháp, kiến ​​trúc Việt Nam cũng khá lấy cảm hứng từ Pháp. Ảnh hưởng này đặc biệt có thể nhìn thấy ở thành phố Hồ Chí Minh. Những cây cầu và tòa nhà tuyệt đẹp ở HCMC gợi nhớ đến các tòa nhà ở Pháp.

Sự pha trộn của văn hóa truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng của Pháp là tuyệt đẹp. Việt Nam là một đất nước nên được trải nghiệm, không chỉ nhìn thấy. Ngôi nhà Indochine giúp bạn làm điều đó.

Biệt thự Hoàng A Tưởng

Vào thời kỳ Pháp thuộc, cha con Hoàng A Tưởng Hoàng Yến Chao làm tay sai cho Pháp, vơ vét của cải dân thường ở khắp xứ Lào Cai

Sau khi thổ ti Hoàng Yến Chao thâu tóm quyền lực, ông cho xây dựng một Dinh thự bề thế để tiếp đón khách Pháp và phô trương danh thế của mình. Dinh thự mang phong cách Indochine do kiến trúc sư người Pháp và thầy phong thủy Trung Hoa làm việc.

Cho đến nay, dinh thự Hoàng A Tưởng đã trở thành một minh chứng cho thời kì oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

Khu dinh thự Hoàng A Tưởng có tổng diện tích 4000m2 được thế đất“Sơn thủy hữu tình” đẹp và rất thích hợp với cảnh quan khí hậu ở vùng núi Tay Bắc Việt Nam.

Mô tả tổng thể dinh thự Hoàng A Tưởng:

Nhà chính Dinh thự lùi sâu vào bên trong, hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời.

Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp.

Mặt chính ngôi nhà có trang trí bằng nhiều họa tiết công phu.

Ngôi dinh thự mang kiến trúc Á – Âu nổi bật được thể hiện qua những họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào. Đây là biểu tượng cho sự hạnh phúc, sự thịnh vượng.

Categories
Tin xây dựng

Tình hình thị trường xi măng – Kỳ vọng những tháng cuối năm

Tình trạng xuất khẩu xi măng suy yếu, tiêu thụ trong nước chậm do giá xi măng tăng cao đã dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Xi măng.

Đau đầu vì giá than tăng phi mã

Tình trạng thiếu khí đốt ở EU hiện nay đã làm tăng đáng kể nhu cầu nhiệt điện than, thúc đẩy giá than tăng vọt. Cụ thể, giá than thế giới đã vọt lên mức 270 USD/tấn, tăng hơn 40%, gần chạm đỉnh lịch sử là 275 USD/tấn trong ngày 28/2/2022.

Trước đó, giá than chỉ ở mức 190 USD/tấn. Vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá than đá đã tăng hơn 80 USD/tấn. Điều này đã khiến các doanh nghiệp xi măng gặp bất lợi khi than chiếm đến 60% giá sản xuất clinker.

Cùng với đó, giá than đá trong nước cũng tăng mạnh. Riêng tháng 5/2022 đã có 2 lần tăng giá bán, tăng khoảng 30 – 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường xi măng

Tình hình thị trường xi măng kém khả quan

Trước áp lực chi phí đầu vào, doanh nghiệp xi măng đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá 1 tấn xi măng từ đầu năm, với biên độ tăng trong 3 lần từ 220.000 – 270.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, mức tăng giá này chưa giúp các doanh nghiệp “dễ thở” hơn.

Trước tình hình giá than hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất vì càng sản xuất thì càng lỗ.

Nhiều doanh nghiệp cũng chật vật với mức tiêu thụ trong tình hình ngành Xi măng đang thừa cung. Nếu giá nguyên – nhiên liệu tăng quá mức, tình trạng dừng lò nung cũng nằm trong kịch bản được tính toán.

Hiện áp lực tiêu thụ Xi măng đang tập trung vào thị trường trong nước do xuất khẩu những tháng vừa qua bị giảm đáng kể.

Liên quan quan đến việc tăng giá, không riêng mặt hàng xi măng mà chỉ số giá vật liệu xây dựng nói chung cũng tăng theo. Mặc dù giá sắt thép xây dựng trong nước đã có nhiều lần điều chỉnh giảm nhưng xi măng, gạch cát… vẫn đồng loạt tăng, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” khiến nhiều người có kế hoạch xây dựng, sửa sang nhà cửa phải đắn đo.

Trong các tháng cuối năm, đầu tư công nhiều khả năng sẽ tăng mạnh, thúc đẩy tăng trưởng nhiều nhóm ngành. Gồm có nhóm hưởng lợi trực tiếp như vật liệu xây dựng, thi công và nhóm hưởng lợi gián tiếp là bất động sản. Nguồn cung bất động sản hồi phục trong thời gian tới sẽ là động lực lớn thúc đẩy sản lượng xi măng cuối năm.

>>> Xem thêm: Sức ép nào khiến Hoà Phát phải đóng cửa lò cao?

Categories
Di sản Việt

Độc lạ Việt Nam khu lăng mộ xa hoa

Có thể nói rằng ở Việt Nam chỉ duy nhất một ngôi làng có khu lăng mộ đặc biệt như ở An Bằng – không chỉ được gọi là ‘thiên đường lăng mộ’. Nó còn được gọi là “Biệt thự của người chết”, thành phố ma hay “Thành phố Delgho” cũng như kích thước của các khu phức hợp quan trọng nhất chỉ là 38000㎡, nhưng chứa một cơ thể tuyệt vời cùng một lúc. Số lượng các ngôi mộ là cụ thể, nhưng ước tính có hơn 1000. Hầu như tất cả các ngôi nhà, cung điện cho người chết này thậm chí là những ngôi đền đều có nhiều hơn bốn tầng,

Khu lăng mộ An Bằng là nơi yên nghỉ của cha ông được con cháu làng An Bằng hết lòng đổ tiền của để sửa sang. Hiện tại Khu lăng mộ này rộng khoảng 40ha, trải rộng trên vùng đất của 4 ngôi làng đông dân của Bang Thuong, Trung Hai, Dinh Hai với hàng ngàn ngôi mộ đông đúc.

Cư dân thích xây dựng các ngôi mộ mới và lớn hơn mỗi năm, nhưng chúng không phải lúc nào cũng giống như năm ngoái. Nó có giá vài tỷ đồng mỗi ngôi nhà nhưng giá thị trường nhỏ hơn thế.

Nhiều mộ khác nhau được xây dựng và sau đó bị phá hủy hoàn toàn để xây dựng những ngôi nhà lớn hơn để kéo dài trong vài năm. Khung cảnh xây dựng các ngôi mộ trông giống như đi vào một vùng đất sâu thẳm, bí ẩn.

Nguồn bài viết: Lăng mộ An Bằng

Categories
Di sản Việt

Việt Nam sẽ sớm hồi hương “Hoàng đế Chi Bảo” bằng vàng

Đàm phán thành công, Việt Nam đã sớm hồi hương “Hoàng đế Chi Bảo” vàng.


Theo thông tin mới nhận được vào ngày 14 tháng 11, phái đoàn liên ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì đã đàm phán thành công và đạt được sự đoàn kết với công ty đấu giá Millon, Pháp trong việc chuyển nhượng. Gold nhấn “Hoàng đế Chi Bao” cho phía Việt Nam.


Do đó, cuộc đàm phán giữa hai bên về sự hồi hương của con dấu vàng “Hoàng đế Chi Bảo” đã thành công, theo tinh thần đồng ý và hiểu biết giữa hai bên và sự hợp tác thân thiện giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp , Đảm bảo các bước đúng trong lộ trình để thực hiện các cổ vật đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đệ trình lên Thủ tướng.


Ngay sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nỗ lực với các bộ, chi nhánh, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc điều phối với công ty đấu giá MILLON để thực hiện quá trình trở lại thủ tục. Vàng “Hoàng đế Chi Bao” trở về Việt Nam càng sớm càng tốt, đảm bảo luật pháp của hai nước.


Sự hồi hương đã được “Hoàng đế” vàng ép để trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung và hoàn chỉnh các bộ sưu tập đồ cổ, kho báu, di sản văn hóa bị mất, “chảy máu” ở nước ngoài; khẳng định chính xác và điều kiện tiên quyết của đảng và nhà nước của chúng tôi về quan điểm bảo tồn, bảo tồn và thúc đẩy giá trị của di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân nhưng cũng cải thiện niềm tự hào quốc gia của thế hệ trẻ trong lĩnh vực quốc tế,

Đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, thấm nhuần bản sắc dân tộc và đóng góp cho kho báu của di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một công việc rất có ý nghĩa để đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa – một nội dung quan trọng mà UNESCO rất tập trung vào việc bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong chủ nghĩa hiện thực. Hiện tại các cam kết quốc tế trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Categories
Tin xây dựng

Sức ép nào khiến Hoà Phát phải đóng cửa lò cao?

Biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp vì chi phí tăng và giá bán giảm

Những tháng cuối năm thường là mùa cao điểm của xây dựng kéo theo nhu cầu về thép tăng cao. Dù vậy, năm nay, điều ấy lại ngược lại hoàn toàn.

Do tín dụng cho ngành bất động sản siết chặt, lượng thép xây dựng tháng 9 giảm 21% xuống còn 920.248 tấn, so với tháng 8.

Theo đó, ngành thép đang trải quan 6 tháng cuối năm đầy sóng gió – là giai đoạn khó khăn nhất trong 10 năm gần đây. Với Hoà Phát, sự ảm đạm của thị trường đã khiến công ty buộc phải đóng cửa 4/7 lò cao.

Đến đầu tháng 12, Hòa Phát có thể sẽ phải tạm dừng thêm một lò cao nữa tại Khu liên hợp Dung Quất.

biên lợi nhuận gộp Hoà Phát

Trong tháng 10, sản lượng thép thô Hoà Phát đạt 567.000 tấn giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Phôi thép và thép cuộn cán nóng đạt 492.000 tấn, giảm 42%.

Từ quý III/2022, lượng sản xuất và bán hàng của Hòa Phát giảm do nhu cầu thị trường trong – ngoài nước đều yếu. Tháng vừa qua, sản lượng thép xây dựng bán ra cũng giảm mạnh, trong đó thị trường xuất khẩu giảm đến hơn 73%. Xem giá thép xây dựng Hòa Phát.

Trong đó, Hoà Phát không phải là doanh nghiệp thép duy nhất phải cắt giảm sản lượng trong bối cảnh thị trường đầy biến động khó khăn. Hồi tháng 9, Công ty Thép Pomina cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao để tập trung cho lò điện.

Giá sắt thép xây dựng đã trải qua 19 lần điều chỉnh giảm tính từ tháng 5/2022. Giá thép xây dựng bình quân quý III giảm 3%.

Áp lực từ chính chi phí tài chính

Tháng 9 vừa rồi, FED nâng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp nhằm kiềm chế lạm phát hiện đang ở mức rất cao tại Mỹ. Mặc dù thị trường tín dụng Việt Nam đang giữ độ trễ khá dài về ảnh hưởng chính sách tiền tệ thắt chặt so với thế giới nhưng lãi suất đã bắt đà tăng và gây áp lực lên chi phí vay vốn của doanh nghiệp.

giá sắt thép xây dựng hòa phát

Cụ thể, lãi suất đi vay của Hòa Phát đã tăng trong quý III khiến dù dư nợ vay giảm so với quý trước thì chi phí lãi vay quý này vẫn tăng 17% từ 717 tỷ lên đến 837 tỷ.

Ngoài lãi vay, tỷ giá cũng là nguyên nhân chính làm chi phí tài chính tăng đáng kể lên 1.341 tỷ đồng, gấp 2,38 lần nếu so với quý III/2021.

Tỷ giá 100 đô là bao nhiêu tiền Việt đã đạt mức cao kỷ lục trong 20 năm trở lại đây. Với than và quặng sắt chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu và dư nợ vay bằng USD, Hòa Phát tiếp tục ghi nhận trong quý này tổng lỗ chênh lệch tỷ giá thuần đã thực hiện và lỗ chênh lệch tỷ giá thuần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ lên đến 1.013 tỷ.

>>> XEM THÊM: Thị trường sắt thép xây dựng sẽ “khởi sắc” khi nhu cầu tăng vào cuối năm

Categories
Tin xây dựng

Top 6 thương hiệu xi măng xây dựng tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu xi măng uy tín trên thị trường nguyên vật liệu xây dựng. Để giúp bạn lựa chọn được loại xi măng phù hợp với công trình của mình cũng như đảm bảo chất lượng, dưới đây là tổng hợp top 6 thương hiệu xi măng xây dựng tốt nhất trên thị trường.

Xi măng Bỉm Sơn

Xi măng Bỉm Sơn đã trở thành niềm tin của rất nhiều người dùng tại Việt Nam, là biểu tượng cho sự bền vững cho vô số công trình.

Xi măng Bỉm Sơn được tiêu thụ ở hơn 10 tỉnh thành cả nước. Sau 26 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn xi măng. Từ năm 1992 đến nay, Xi măng Bỉm Sơn liên tục được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Xi măng Hải Phòng

Nhà máy Xi măng Hải Phòng xây dựng vào năm 1899, là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương. Với lịch sử phát triển lâu dài, Vicem Hải Phòng đã trở thành cái nôi của ngành xi măng nước ta.

Xi măng INSEE – Xi măng Holcim

Xi măng INSEE có tiền thân là Công ty Xi măng Holcim Việt Nam, đã từng bước trở thành đơn vị sản xuất xi măng hàng đầu miền Nam Việt Nam. Là thành viên của Tập đoàn Xi măng Siam City (SCCC) – một trong những đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Thái Lan.

Xi măng Long Sơn

Nhà máy xi măng Long Sơn sở hữu dây chuyền thiết bị từ các hãng nổi tiếng Cộng Hòa Liên Bang Đức (Loscher, IKN và ABB), cùng với đó là công nghệ hiện đại Nhật Bản. Nhà máy với 3 dây chuyền đồng bộ, tiên tiến, đạt tổng công suất 10,5 triệu tấn xi măng/năm.

Xi măng Hoàng Thạch

Xi măng Hoàng Thạch là thành viên của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam Vicem. Công ty hiện có 3 dây chuyền sản xuất, công suất thiết kế cho 3 dây chuyền là 3,5 triệu tấn xi măng/năm.

Với công nghệ và thiết bị hiện đại từ Đan Mạch, công ty cung cấp cho thị trường gần 60 triệu tấn sản phẩm. Xi măng Hoàng Thạch mang biểu tượng những chú sư tử đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long,…

Xi măng Nghi Sơn

Xi măng Nghi Sơn liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và 2 Tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản là Taiheiyo Cement và Mitsubishi Materials.

Xi măng Nghi Sơn sở hữu đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cao, năng động và sáng tạo. Chính vì thế mà Xi măng Nghi Sơn đã trở thành một trong những thương hiệu xi măng nổi tiếng cả nước.