Bê tông ẩm ướt
Nếu bê tông đã cũ, rất có thể nó đã bị hấp thụ dầu và hóa chất do bê tông có chất xốp và thường xuyên hấp thụ chất lỏng. Hoặc đôi khi còn tạo ra vết bẩn tăng độ ẩm cho bê tông.
Tuy nhiên, các chất lỏng khi đổ xuống bê tông có thể gây tách epoxy ra khỏi bê tông. Do đó, cần tránh làm độ ẩm tăng lên, gây bong bóng và bong tróc trên sàn nhà, đồng thời loại bỏ toàn bộ vết bẩn trước khi thi công sơn epoxy.

Chất bịt kín trên bê tông
Nếu sàn bê tông có vết xước, nó sẽ ngăn chặn sự liên kết epoxy với sàn nhà. Từ đó gây ra bong bóng và làm bong tróc bề mặt sàn sau khi phủ sơn epoxy, gây mất thẩm mỹ.
Để kiểm tra sàn có chất bịt kín hay không thì bạn có thể dùng nước đổ lên. Nếu nước không ngấm vào bê tông thì bề mặt sàn không có chất bịt kín, ngược lại thì phải loại bỏ chúng ngay.
Bê tông mới sử dụng
Đối với lớp bê tông mới đổ, hãy chắc chắn loại bỏ các tạp chất trước khi phủ sơn sàn epoxy. Nếu không được loại bỏ hoàn toàn thì độ ẩm trong bê tông sẽ gây ra các vấn đề tương tự như trên.
Pha sơn epoxy không đúng cách
Nếu pha hỗn hợp sơn sàn epoxy không đúng quy cách sẽ cho ra bề mặt sàn không như ý muốn và không đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn như không áp dụng lớp phủ ở đúng nhiệt độ thích hợp hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh, thì có thể hình thành bong bóng trên lớp phủ bề mặt sàn.

Không mài sàn xử lí tạo nhám và tạo chân bám cho sàn
Đây là việc làm cực kì quan trọng quá trình thi công sơn epoxy bởi mài sàn bê tông không chỉ giúp gia tăng độ cứng cho bề mặt bê tông mà còn tạo độ liên kết chặt chẽ giữa lớp sơn epoxy với bề mặt sàn bê tông.
Không vệ sinh bề mặt sàn
Vệ sinh bề mặt cũng là bước cực kì quan trọng trong quá trình thi công sơn epoxy nói riêng và mọi loại sơn khác nói chung. Khi xử lý bề mặt tốt sẽ giúp giảm thiểu bụi, chất bẩn trên bề mặt và tăng độ bám dính của sơn lên bề mặt thi công.